Có những cách sống, thói quen "bình thường" ở quốc gia này, nhưng là "kì cục" với khách du lịch đến từ quốc gia khác.
Điển hình là ở một số đất nước, phụ nữ thậm chí còn không được để lộ gót chân, trong khi những nơi khác cho phép phái đẹp thoải mái trong bộ bikini. Có quốc gia sống với việc ăn bốc bằng tay, có nơi lại cho rằng đó là "mất vệ sinh"...
Bởi vậy, khó có thể nói cách sống, cách sinh hoạt nào là đúng hay sai, là cổ lỗ xỉ hay hiện đại - chúng đã gắn liền, trở thành văn hóa của các quốc gia. Với cương diện là một khách du lịch, có lẽ chúng ta cần mang thái độ cởi mở và học hỏi khi đứng trước những điều có phần lạ lùng so với những thói quen tại quê nhà của chúng ta.
Khách du lịch có thể bị sốc vì những nếp sống, thói quen ở địa phương
1. Đơn vị tính "lộn xộn ở Mỹ
Bạn có thể mua một vại sữa hoặc bia, nhưng khi mua coca lại tính bằng lít và rượu whisky bằng ml. Người dân biết rõ xe của họ tốn bao nhiêu gallon xăng trên mỗi km, nhưng lại mua xăng theo lít với giá tính bằng đồng pence (1 gallon bằng khoảng 3.7 lít).
Dự báo thời tiết và nhiệt độ được tính bằng độ C nhưng tốc độ gió tính bằng dặm/giờ. Người ta tính cân nặng bằng kg và chiều cao bằng feet, nhưng họ cũng có thể dùng Pound hoặc thậm chí là đơn vị Stone (một đơn vị "xưa rích", 1 stone bằng khoảng 3,6 kg) thay vì nói số ki-lô-gam.
Những khách du lịch tự tin về khả năng đổi đơn vị có thể an tâm hơn khi đến Mỹ
2. Ăn bằng tay
Năm1969 (cùng năm con người đặt chân lên mặt trăng), Hoa hậu Gloria Diaz đã có được Vương miện Hoa hậu Hoàn vũ đầu tiên của Philippines. Trong phần hỏi đáp sơ bộ, cô được hỏi "Có đúng là người Philippines dùng tay bốc ăn không?" Cô ấy trả lời "Tại sao? Còn bạn, bạn có dùng chân để ăn không?". Nhờ câu trả lời này, người đẹp giành chiến thắng.
Một trong những quốc gia nổi tiếng với văn hóa ăn bốc là Ấn Độ. Họ có quy tắc và cách vệ sinh riêng khi ăn bằng cách này. Tuy nhiên, cách ăn bốc không được nhiều nơi đón nhận lắm.
Ấn Độ nổi tiếng là nơi ăn bằng tay 'điêu luyện'
3. Ở Scotland, pizza được chiên giòn. Một số bình luận khác cũng kể rằng "Ở Canada, bánh pizza cũng được gấp đôi, chiên giòn và được gọi là Panzerotto".
4. Ở Na Uy - một quốc gia phần lớn thời gian đều lạnh lẽo, những đứa trẻ ngủ trưa mà không cần phải "bao bọc" kín kẽ, ngay cả khi trời mưa hoặc tuyết. Nhiều người cho rằng đây là cách để người Na Uy lớn lên khỏe mạnh, không sợ lạnh.
5. Nhà vệ sinh không kín 100% ở Mỹ.
Ở Mỹ, nhà vệ sinh công cộng có các khe hở vừa đủ để trong ngoài đều nhìn thấy nhau (?). Điều này khá kỳ lạ, vì nhiều quốc gia khác tận hưởng sự riêng tư trong những không gian thế này
6. Hệ thống thuế kì lạ ở Texas: Texas được miêu tả là "Chính phủ thực sự biết chúng tôi phải trả những gì, nhưng họ cho chúng tôi cơ hội để đoán, nhưng nếu chúng tôi không trả đúng như những thứ phải trả, chúng tôi sẽ bị phạt".
Không ít người bối rối trước cách Mỹ đánh thuế. Hầu hết những nơi khác, chính phủ gửi cho công dân một hóa đơn trình bày rõ ràng, và thế là xong.
7. "Ở Ấn Độ, chúng tôi có quảng cáo liên quan đến các vấn đề hôn nhân trên báo chí, cũng như các trang web để tìm chú rể và cô dâu và cô dâu tương lai. Tôi thấy điều này chẳng mấy xảy ra ở các nước phương Tây và vì thế họ thấy điều này khá kì quái".
8. Người Mỹ mang giày trong nhà.
Một giáo viên lớn lên ở Mỹ, đang dạy học ở Nhật Bản đã được hỏi rằng "Người Mỹ có đúng là đi giày vào nhà luôn không?". Người đáp là có, và những đứa trẻ mới học lớp 2 này đã cảm thấy việc này rất khó chấp nhận.
Khách du lịch đừng ngạc nhiên khi thấy người Mỹ không cởi giày lúc ở nhà
9. Rượu vang được coi là đồ uống không cồn ở Moldaova.
Cách đây không lâu, Moldova (tên chính thức Cộng hoà Moldova, một quốc gia nằm kín trong lục địa ở Đông Âu) ngừng bán đồ uống có cồn sau 10 giờ tối, bia không cồn cũng không được bán. Điều kỳ lạ là rượu vang không được coi là đồ uống có cồn nên vẫn có thể thoải mái bán
10. Ở Ba Lan, lễ Phục sinh là khi một hội con trai lang thang ở vùng nông thôn, dội nước lên người con gái và đánh họ (nhẹ nhàng) bằng gậy. Các cô gái sau đó sẽ phải cảm ơn họ vì điều này.
Một người Ba Lan giải thích rằng, đây là một truyền thống tượng trưng cho việc rửa sạch những thứ dơ bẩn, bệnh tật và tội lỗi vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Ngày nay, truyền thống hầu như không còn nữa, thay vào đó, họ được xịt nước hoa lên các cô gái
11. Tuổi uống bia rượu hợp pháp ở Đức là 16
Ở một đất nước yêu bia, 16 tuổi đã có thể uống bia rượu
12. Ở Canada, toàn bộ nhà hàng sẽ hò reo khi đĩa hoặc ly bị vỡ. Một người phục vụ kể rằng, khi đồng nghiệp của anh đánh rơi một khay ly, người dân địa phương đã trông rất kinh hoàng khi anh rời khỏi chỗ ngồi và hét lên “wheyyyyyy”.
13. Ở Canada, dựng hàng rào giữa các ngôi nhà bị coi là thô lỗ.
14. Nhà vệ sinh "xịn" ở Nhật Bản. Khách du lịch có thể nhận được đánh giá sức khỏe chỉ nhờ đi vệ sinh
Ở Nhật, một số nơi có nhà vệ sinh công cộng có thể cho bạn xem báo cáo đánh giá sức khỏe tổng quát từ... nước tiểu
15. Ở Nam Phi, cơ ngơi của tầng lớp trung lưu sẽ có những bức tường dày, hàng rào điện liên kết với báo động, cổng tự động và cửa nhà để xe (có chốt an ninh trên động cơ cổng để chống trộm động cơ), cổng an ninh trên mọi cửa, thanh chống trộm, và một hệ thống báo động trong nhà với các cảm biến hồng ngoại liên kết với phản ứng vũ trang, thời gian phản ứng dưới 3-4 phút.
16. Ở Mỹ La tinh, việc đặt những mảnh thủy tinh vỡ trên tường bao quanh ngôi nhà nhằm chống trộm.
Khách du lịch đến từ Việt Nam có lẽ không ngạc nhiên với cảnh này
(Còn tiếp)
Theo Bored Panda
Bài liên quan Loạt ảnh 'cười xỉu' chứng minh Brazil đúng là 'không giống ai' Loạt ảnh 'gây vỡ mộng' check-in Sa Pa: Ảnh đẹp phải dựa vào may mắn Loạt ảnh 'tấu hài', khiến du khách ngỡ ngàng khi du lịch quốc tế