Hàng trăm hài cốt trẻ sơ sinh trong thành cổ trên con đường tơ lụa

Thành cổ trên con đường tơ lụa là gì?

Giao Hà là thành cổ trên con đường tơ lụa (gồm các các con đường giao thương nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm, nối châu Á với châu Âu), nằm ở thung lũng Yarnaz, cách thành phố Turfan 10 km về phía Tây thuộc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Nơi đây cùng thành cổ Lâu Lan được mệnh danh là “Pompeii của Phương Đông” vì sự thịnh vượng của no.

Ngoài ra, thành cổ trên con đường tơ lụa này còn là thành phố được xây dựng bằng gạch nung lớn nhất, lâu đời nhất và được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất. Giao Hà còn là thành phố duy nhất tại Trung Quốc vẫn trong trạng thái nguyên bản trong suốt 2 thiên niên kỷ.


Theo nghiên cứu về độ tinh xảo trong thiết kế và cấu trúc, thành cổ trên con đường tơ lụa này được xây dựng dựa vào việc đào sâu dưới những kiến trúc cũ ở phía trên.

Được biết, Giao Hà được xây dựng trên một "hòn đảo" lớn dài 1.650 mét, rộng tới 300 mét. Xung quah thành là sông, đóng vai trò như một hàng rào phòng vệ, kèm theo đó vách đá dựng đứng cao hơn 30 mét phía bờ sông.

Khu dân cư ở phía đông và phía tây, phía Bắc dành cho các đền thờ và tháp Phật giáo, còn phía đông nam là một nghĩa trang rất đáng chú ý. Ước tính từ thống kê thời nhà Đường, dân số tại đây là khoảng 7.000. Vào thế kỉ 13, nó bị phá hủy trong cuộc xâm lược của quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn dẫn đầu.

Xác trẻ sơ sinh trong thành cổ trên con đường tơ lụa, từ đâu mà có?

Một nhà nhà khảo cổ học đã phát hiện một cánh cổng được khác lạ, ở phía Tây Bắc của thành Giao Hà. Khi xem xét kĩ hơn, người này phát hiện ra nhiều ô chữ nhật với kích thước giống nhau, bên trong còn có một chiếc xương sườn của trẻ sơ sinh.

Chưa hết, mỗi hốc chữ nhật trong cổng này đều chứa hài cốt của một đứa bé. Nghiên cứu kĩ hơn thì ở mỗi vách đá trong thành phố đều có thể vô tình thấy một ô như hang động nhỏ để chôn cất đứa trẻ.

Hàng trăm hài cốt trẻ sơ sinh trong thành cổ trên con đường tơ lụa

Giao Hà có một khu mộ riêng biệt nên sự việc này làm dấy lên nghi vấn về một nghi thức hiến tế, hoặc một cuộc thảm sát. Sau đó, các nhà khảo cổ học đã phân tích tấm vải liệm của đứa bé và thu được kết quả là tấm vải đó xuất hiện vào thời Nguyên, Minh.

Từ đó, giới chuyên gia nhận định rằng khu mộ này có lẽ là một hình thức chôn cất riêng của người dân địa phương, chỉ mới xuất hiện sau xâm lược của Hãn quốc Sát Hợp Đài vào thời nhà Nguyên.

Các ghi chép khác cho thấy, người dân nơi vẫn tiếp tục sống tại miền đất này sau cuộc xâm lược. Nếu những cư dân cuối cùng của thành cổ Giao Hà đã thực hiện nghi thức này, lý do họ biến mất là một dấu hỏi lớn.

Đọc tin mới nhất hôm nay

Bài liên quan
Tường tổ ong kì lạ ở Trung Quốc, cheo leo cả nghìn mét
Phong tục hôn nhân kì lạ của dân tộc Tạng ở Trung Quốc