Núi Phú Sĩ mang nhiều giá trị lịch sử và tinh thần trong tín ngưỡng của người dân đất nước mặt trời mọc. Đây là ngọn núi cao nhất Nhật Bản (hơn 3.700 m), cách Tokyo khoảng 100 km về phía Tây Nam. Lượng khách tới đây mỗi ngày rất đông nhưng ít ai biết rằng, ngay dưới chân núi có một khu rừng nguyên sinh mang tên Aokigahara nổi danh vì giai thoại sởn tóc gáy của những vụ tự sát bí ẩn.
Nguồn gốc của danh xưng "Khu rừng tự sát"
Nguồn gốc của "Khu rừng tự sát" gắn liền với cuốn tiểu thuyết mang tên "Kuroi Jukai" (Tháp Sóng) của nhà văn Seicho Matsumoto. Vào năm 1960, khi cuốn tiểu thuyết vừa xuất bản đã gây ra cơn địa chấn cho những người yêu thi văn Nhật Bản cách đây đúng 61 năm. Nhiều nhà nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng, đây chính là "nguồn cơn" của việc phổ biến hoá việc tự sát tại khu rừng Aokigahara.
Theo đó, Aokigahara từng là đề tài nhạy cảm và bị xã hội Nhật không dám để đem ra bàn luận công khai. Tuy nhiên, trước vấn nạn người tự sát ngày càng nhiều, đến năm 2000, chính phủ đã vào cuộc, đưa ra nhiều biện pháp để giảm nguy cơ tự vẫn ở nước này nói chung, đặc biệt là những ai đến Aokigahara nói riêng.
Bắt đầu từ năm 2012, chính phủ Nhật cũng đã quyết định không công khai thống kê những người tự sát để người ta ngưng chú ý đến khu rừng này.
"Khu rừng tự sát" và thực hư về truyền thống tự sát lâu đời tại Nhật Bản
Ở quốc gia này, tự kết liễu cuộc đời mình không bị coi là tội lỗi như ở nhiều quốc gia khác. Thực tế, Seppuku – nghi thức mổ bụng tự sát của võ sĩ samurai mà đã xuất hiện từ thời đại phong kiến Nhật Bản, được coi là đáng tôn trọng.
Theo nghi thức này, một samurai sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi thất thủ hoặc khi chủ bị chết để tránh rơi vào tay quân thù và bị làm nhục. Dù đến nay nghi thức này không còn nữa, ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài và nhiều nỗ lực ngăn chặn người dân tự sát đã được lập ra.
Khu rừng nguyên sinh rậm rạp này là nơi chứa nhiều bí ẩn chưa thể lý giải.
Do tỉ lệ tự tử quá cao, chính phủ Nhật Bản đã thực thi nhiều biện pháp để cố gắng giảm con số này đi 20% trong vòng 7 năm tới. Một trong số đó là lắp đặt các máy quay an ninh tại lối vào của "Khu rừng tự sát" và tăng số lượng nhân viên bảo vệ ở đây. Nhiều biển báo được dựng lên ở các lối đi xuyên suốt khu rừng với những lời nhắn như "Hãy suy nghĩ đến con cái và gia đình của bạn" hay "Mạng sống của bạn là món quà mà bố mẹ bạn trao cho".
Đọc tin mới nhất hôm nay. Cập nhật tin tức mới về du lịch.
Bài liên quan Những món ăn kinh dị Việt Nam khiến khách Tây hoảng sợ Những khoảnh khắc giúp chúng ta nhận ra đời thực đáng sợ không kém phim kinh dị Sao Lại Thế: Món ăn kinh dị nhưng lại có giá bạc triệu?