Thời tiết thay đổi, biển động sẽ khiến du khách trở nên say sóng hơn mức bình thường. Cũng giống như máy bay, những lúc thời tiết xấu tàu thường chòng chành, rung lắc nhiều hơn. Bạn nên tránh những ngày có sóng lớn để không bị tình trạng nôn, đau đầu, chóng mặt. Du khách nên lựa chọn những ngày thời tiết nắng đẹp, không có mưa to, gió lớn.
Nên tắt điện thoại
Điều lưu ý tiếp theo nếu bạn là người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém, dễ cảm thấy buồn nôn và say sóng đó là nên tắt điện thoại. Giống như đi trên ô tô, tàu việc quá chú tâm vào điện thoại sẽ khiến bạn bị mỏi mắt, chóng mặt nặng hơn là buồn nôn, mệt mỏi. Vậy nên, khi lên du thuyền bạn chỉ nên mở điện thoai chụp ảnh, gọi điện khi cần chứ đừng sử dụng với thời lượng dài.
Đi lại trên tàu
Nhiều người có kinh nghiệm đi biển khuyên rằng khi di chuyển trên du thuyền, hãy cảm nhận theo bước sóng, đi theo bước sóng, tức là khi con sóng xuống, thì bạn nhấc bước chân đầu tiên. Du khách chỉ nên nhìn ra xa hướng chân trời, tránh nhìn xuống dòng nước chảy hoặc những vật thể gần tàu. Thêm đó, cũng đừng ngồi trong cabin tàu mà hãy lên boong tàu để hít không khí trong lành.
Giữ ấm cơ thể
Một tip nữa để tránh những cơn gió biển, chính là bạn nên giữ ấm cơ thể. Điều đó có thể giúp bạn tăng khả năng đề kháng và chống lại những cơn say sóng. Hoặc bạn có thể mặc thêm áo, choàng thêm khăn hoặc đội nón để giữ ấm cơ thể.
Mẹo uống nước gừng
Đây được xem là bài thuốc dân gian hữu hiệu chính là uống nước gừng nóng. Gừng có khả năng giữ ấm cơ thể bạn và chống được những cơn say sóng. Vì vậy, du khách nên mang theo bên mình vài lát gừng tươi, hoặc ăn kẹo gừng, mứt gừng trong suốt chuyến đi, như thế bạn có thể yên tâm tận hưởng vẻ đẹp của biển cả.
Bài liên quan Những sai lầm thường gặp phải khi nghỉ dưỡng trên du thuyền Bỏ túi những tips đi phượt cho người mới bắt đầu