Đại lễ Phật Đản – Những điều nên làm và kiêng kỵ

Đại lễ Phật Đản (hay còn gọi với cái tên khác là ngày lễ Vesak) là một trong ba ngày lễ quan trọng nhất của đạo Phật. Ngày lễ này thường diễn ra vào rằm tháng Tư âm lịch nhằm kỷ niệm ngày sinh ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thế nhưng, không phải ai cũng biết những điều nên làm hay không nên làm vào ngày lễ này. Hãy cùng Shopee tìm hiểu thêm nhé.



Ngày lễ Phật Đản nên làm gì?

  • Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật Đản

Đại lễ Phật Đản là một ngày lễ vô cùng quan trọng của những người theo đạo Phật ở Việt Nam và cả trên toàn thế giới. Vào ngày rằm tháng Tư âm lịch hằng năm, ngày lễ này được tổ chức trịnh trọng nhằm kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – người được cho là đã sáng lập nên đạo Phật. 

Vào đại lễ Phật Đản người người nhà nhà đều đi chùa, ăn chay niệm Phật để bày tỏ lòng thành kính của mình với Đức Phật. Bên cạnh đó, ngày lễ này còn muốn truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa đến với con người, không nên sát sinh, dẹp bỏ những cái xấu cái ác bên trong tâm hồn, sống một cuộc sống bình an, hạnh phúc.

  • Những điều nên làm trong Đại lễ Phật Đản

Nhiều người theo đạo Phật vẫn còn thắc mắc về việc lễ Phật Đản nên làm gì, hay lễ Phật Đản kiêng gì? Không để các bạn chờ đợi lâu nữa, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

  • Ăn chay niệm Phật

Việc làm đầu tiên vô cùng đơn giản là vào Đại lễ Phật Đản, người theo đạo Phật nên ăn chay, niệm Phật và không làm những điều xấu xa, tàn ác. Việc này sẽ giúp các Phật tử tích đức cho bản thân mình và cả cho con cháu đời sau. Làm nhiều việc ác, đặc biệt là sát sinh sẽ chịu nhiều báo ứng trong suốt cuộc đời của mỗi người.


Đại lễ Phật Đản – Những điều nên làm và kiêng kỵ
Ăn chay niệm Phật luôn là một truyền thống tốt đẹp của Đại lễ Phật Đản. (Ảnh: hoavouu.com).
  • Lau dọn nhà cửa, sân vườn, thu dọn bàn thờ sạch sẽ

Vì Đại lễ Phật Đản là một ngày lễ vô cùng quan trọng nên bạn phải vệ sinh nhà cửa, sân vườn cùng với đó là việc lau dọn, và trang trí lại bàn thờ thật tươm tất, sạch sẽ, và đẹp mắt. Đây cũng được xem như một việc thể hiện thành ý của Phật tử đối với Đức Phật. 


Lau dọn nhà cửa thật sạch sẽ để chào đón Đức Phật. (Ảnh: vesinhsieutoc.com).
Lau dọn bàn thờ thật sạch sẽ, tinh tươm sẽ thể hiện lòng thành của Phật tử. (Ảnh: meta.vn).
  • Đi chùa nghe giảng đạo, phụ giúp làm công quả

Vào ngày lễ này, các Phật tử nên đi chùa phụ giúp việc làm lễ, dâng hoa, nghe giảng đạo về cuộc sống, triết lý ở đời, đạo đức sống của con người. Từ đó, các Phật tử nên suy nghĩ lại về những việc đã làm trong năm qua, những điều xấu và cả những điều tốt, rồi từ đó nghiêm ngặt mà sửa chữa, làm nhiều việc tốt. Việc nghe giảng đạo sẽ giúp bản thân được tịnh tâm, giải phóng những năng lượng xấu trong tâm hồn.


Nghe giảng đạo giúp con người tịnh tâm, tâm hồn được thanh thản. (Ảnh: vuonhoaphatgiao.com).
Làm công quả giúp tích đức cho bản thân và cả con cháu đời sau. (Ảnh: chuabavang.com).
  • Dọn vệ sinh khu phố

Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, bạn cũng nên làm những việc công tác xã hội như dọn vệ sinh khu phố bạn đang ở, quét rác ở một con đường, hay một con ngõ gần nhà để chào đón Đại lễ Phật Đản. Ở nhiều nơi, các Phật tử thường tụ họp lại, tổng vệ sinh cả khu phố. Những điều đơn giản ấy tưởng chừng vô giá trị nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong ngày lễ trọng đại này.


Dọn vệ sinh giúp khu phố sạch sẽ, đường xá khang trang. (Ảnh: hanoimoi.com.vn).

Những việc làm công tác xã hội không những có ý nghĩa đối với môi trường, đời sống được cải thiện, mà nó còn dạy cho trẻ nhỏ những điều hay lẽ phải, cách sống sạch sẽ, bảo vệ thiên nhiên, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng.

  • Phóng sinh

Phóng sinh là hành động ra tay cứu giúp những loài động vật như chim, cá,… khi chúng gặp hoạn nạn, hay sắp chết. Phóng sinh thường được người dân thực hiện nhiều vào các dịp như Tết, rằm tháng Tư, rằm tháng Bảy bởi tính nhân sinh của việc làm này.


Phóng sinh là một trong những việc làm ý nghĩa nhất trong Đại lễ Phật Đản. (Ảnh: danviet.vn).
  • Thực hiện bố thí, làm nhiều việc thiện

Bố thí là hành động giúp đỡ, hiến tặng đồ vật có giá trị cho những người gặp khó khăn hơn mình. Thực hiện bố thí chính là việc mở lòng mình ra, cho đi vật chất, giúp gạt bỏ lòng tham, sự ích kỷ bên trong con người, từ đó mang lại cái thiện, cái tốt, giúp con người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm. Thực hiện bố thí, làm nhiều việc thiện, giúp đỡ người nghèo khó thể hiện tấm lòng từ bi, độ lượng của con người.


Bố thí là một việc làm truyền thống ở Thái Lan. (Ảnh: phatgiao.org.vn).

Ngày lễ Phật Đản không nên làm gì?

Đối với bàn thờ đặt tại nhà

  • Không nên đặt sai hướng bàn thờ, tốt nhất nên quay về hướng cổng chính của căn nhà.
  • Không nên để tượng Phật trong phòng ngủ hay phòng tắm vì đây đều là những đồ linh thiêng.
  • Không nên để bàn thờ Phật thấp hơn bài vị tổ tiên, nên để ở vị trí cao nhất trong căn nhà.
  • Phải dọn dẹp bàn thờ thật sạch sẽ, không nên để bụi bẩn bám vào.

Những điều kiêng kỵ khi đi chùa lễ Phật Đản

  • Khi đi chùa lễ Phật Đản, không nên để trẻ con chạy lung tung, làm náo loạn nơi linh thiêng.
  • Không nên tự ý chụp ảnh, hay quay phim tượng Phật.
  • Không được mặc quần áo ngắn, phản cảm chốn linh thiêng.

Ngoài những việc trên, vào ngày Đại lễ Phật Đản, bạn cần tránh nói tục, chửi thề, nói những điều xui xẻo, cần giữ những lời hay ý đẹp, đồng thời cũng không được sát sinh, làm những việc xấu xa, từ đó mới thể hiện được tấm lòng của mình với Đức Phật. 

Qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn bạn đã biết được những việc nên làm và không nên làm vào Đại lễ Phật Đản rồi đúng không. Hy vọng bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, làm nhiều điều tốt để có một ngày lễ vô cùng ý nghĩa.