Dừng xây nhà hát 1,5 tỷ: “Nghèo thì đừng học làm sang”

Vừa qua, HĐND TP.HCM đã thông qua dự án xây dựng nhà hát 1,5 tỷ ở Thủ Thiêm vì đất đai và nguồn vốn đã bố trí xong. Tuy nhiên, phần đông người dân tỏ ra phẫn nộ việc xây nhà hát này và đề nghị hủy bỏ để xây sau cũng chưa muộn.
Dừng xây nhà hát 1,5 tỷ: “Nghèo thì đừng học làm sang”
Dừng xây nhà hát 1,5 tỷ: “Nghèo thì đừng học làm sang”


Quốc hội có quyền hủy Nghị quyết của HĐND TP.HCM

Theo HĐND TP.HCM, Nhà hát Giao hưởng được thông qua thuộc dự án nhóm A và theo Nghị quyết 54 của Quốc hội cho phép HĐND thành phố được toàn quyền quyết định. Khu đất dự kiến dùng để xây nhà hát 1,5 tỷ đồng đặt kế bên công trình Trung tâm Triển lãm và Quy hoạch. Được biết, công trình này được rót hơn 600 tỷ đồng, nhưng đến nay bị nhận xét là chậm tiến độ, chưa kể có dấu hiệu xuống cấp nhanh.

Trao đổi về dự án nhà hát 1,5 tỷ ở Thủ Thiêm, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật sư TP.HCM phân tích, căn cứ vào cơ chế phân cấp mới theo Nghị quyết 54 của Quốc hội, việc thông qua dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng thuộc thẩm quyền của HĐND TP.HCM, đồng nghĩa rằng Chính phủ và Quốc hội sẽ không can thiệp vào. “Tuy nhiên, nếu Nghị quyết này thông qua mà không được sự ủng hộ của người dân, Quốc hội có thẩm quyền xem xét và hủy bỏ Nghị quyết này trên cơ sở đề xuất của Chính phủ”, luật sư Hậu nói thêm.


Kế bên khu đất xây Nhà hát Giao hưởng là công trình Trung tâm Triển lãm và Quy hoạch 600 tỷ đang có dấu hiệu xuống cấp.

Nhà hát nghìn tỷ có giúp Thủ Thiêm phát triển?

“Đã xây dựng thì phải xứng tầm với TP.HCM. Nếu chưa có tiền thì quy hoạch để đó từ từ xây, không nên vội vàng”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói về dự án nhà hát Thủ Thiêm.>Xem chi tiết

TP.HCM: Xây nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm vì dân mong đợi

Trải qua 3 giờ thảo luận tại kỳ họp bất thường, HĐND TP.HCM quyết định thông qua dự án xây dựng nhà hát mới cho Khu đô thị Thủ Thiêm với kinh phí 1,5 tỷ.>Xem chi tiết

Bàn việc xây nhà hát nghìn tỷ ở Thủ Thiêm bây giờ là quá vội vàng?

Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM nhận xét, bàn việc xây nhà hát Giao hưởng 1,5 tỷ lúc này là quá vội vàng và thiếu nhạy cảm.>Xem chi tiết

Nước ta còn nghèo thì không nên học làm sang

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Quốc tế Việt Nam, từng là giáo sư Đại học Osaka Nhật Bản đã có cơ hội đến thăm nhiều nước phát triển cho rằng, việc các nước khác cho xây nhà hát lớn không đồng nghĩa là ta cũng phải xây như họ. "Họ giàu có nên có quyền hưởng thụ xa xỉ. Nước ta hiện còn khó khăn với hệ thống giao thông, y tế và giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của người dân, liệu người dân có "rửng mỡ" đến nhà hát 1,5 tỷ để ngồi xem hát?", ông Hùng nói.

Chia sẻ cảm nghĩ cá nhân về dự án nhà hát xôn xao mấy ngày qua, NSND Vũ Việt Cường cho biết, việc TP.HCM xây một nhà hát tầm cỡ quốc tế thì bản thân ông và nhiều nghệ sĩ khác đều vui mừng. “Tuy nhiên, ước muốn này phải xét vào hoàn cảnh thực tế của xã hội hiện nay là đã đến lúc xây nhà hát chưa, được sự ủng hộ của dân chúng không và việc sử dụng nguồn vốn thế nào để hiệu quả là vấn đề HĐND TP.HCM nên tiếp thu”, NSND Vũ Việt Cường nói thêm.


Nhà hát Trần Hữu Trang 130 tỷ vừa xây xong nhưng gần như bị bỏ không. Nay TP.HCM “đòi” xây nhà hát 1,5 tỷ liệu có thuyết phục lòng dân?

Chủ tịch HĐND TP.HCM, Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận định, đây chính là thời điểm thích hợp để triển khai xây dựng dự án Nhà hát Giao hưởng ở Thủ Thiêm, vì đất đai và nguồn vốn đã được bố trí xong, toàn bộ công tác chuẩn bị cũng đã hoàn thành, nếu bây giờ không xây thì đợi đến khi nào?

Chia sẻ quan điểm trái chiều, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, xét về bài toán ngân sách, nguồn vốn xây nhà hát suy cho cùng là tiền đóng thuế của nhân dân. Nếu chính quyền TP.HCM không sử dụng, không đầu tư thì nguồn vốn này vẫn còn nguyên. “Một dự án được thông qua trên danh nghĩa là phục vụ nhân dân, nhưng lại không nhận được sự ủng hộ của người dân thì rõ ràng dự án này tồn tại nhiều vấn đề. Hãy để dành những nguồn lực về đất và vốn đấy cho thế hệ sau làm khi đã dư dả điều kiện”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói.


Nhà hát Thành phố đủ tiêu chuẩn để tổ chức những sự kiện âm nhạc lớn mang tầm quốc tế.

Đồng tình với quan điểm trên của ông Hiếu, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng phân tích thêm, hãy để khi nào vụ việc Thủ Thiêm giải quyết xong và thành phố hoàn thiện toàn bộ điện – đường – trường – trạm cho nhân dân thì khi đó xây nhà hát 1,5 tỷ cũng chưa muộn. Về phần khu đất dự kiến xây nhà hát, TP.HCM có thể quy hoạch xây công viên phục vụ người dân, để dành phần đất đó cho thế hệ sau có điều kiện thì xây. "Cơm không ăn thì gạo vẫn còn đó, không việc gì chúng ta phải vội vàng nếu thấy chưa thực sự cần thiết”, ông Hùng kết luận.

MuaBanNhaDat theo TBKD