Có thể bạn chưa biết: Ngân hà cũng bị cong vênh

Họ khẳng định, vật chất ở bên rìa Dải Ngân hà trải dài theo cách mà nếu nhìn ngang thì thiên hà của chúng ta có hình chữ S.
Có thể bạn chưa biết: Ngân hà cũng bị cong vênh
Về mặt lý thuyết, nhìn từ khoảng cách lớn và nhìn từ bên cạnh, Dải Ngân hà trông như cái đĩa mỏng chứa đầy sao. Trung tâm Dải Ngân hà là nguồn trọng lực chủ yếu, giữ toàn bộ thiên hà trong một khối. Vấn đề là ở chỗ tại rìa của đĩa này có thể quan sát được những rối loạn rõ rệt.“Rất khó xác định khoảng cách từ Mặt trời đến những khu vực bên ngoài thiên hà, nếu như chúng ta không biết rõ “cái đĩa Ngân hà” này bao gồm những gì" - Tiến sĩ Chen Xiaodian ở Đài Quan sát thiên văn quốc gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc - tác giả chính công trình nghiên cứu, cho biết.Tuy nhiên, chúng tôi đã công bố danh sách mới về các sao biến quang (cepheid) trong đó chúng tôi biết khoảng cách từ Trái đất đến chúng với độ chính xác 3 - 5%”.Điều này cho phép tạo ra bức tranh 3 chiều chính xác đầu tiên về Dải Ngân hà. “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho phép xây dựng bản đồ chủ yếu để nghiên cứu chuyển động của các ngôi sao trong Dải Ngân hà và nghiên cứu nguồn gốc Dải Ngân hà” - ông Licai Deng ở Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tuyên bố.Các cepheid “cổ điển” là những ngôi sao trẻ có kích thước lớn hơn Mặt trời 5 - 20 lần. Chúng có đời sống rất ngắn, có thể lụi tàn chỉ sau vài triệu năm tồn tại.“Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là bản đồ 3 chiều về 1369 cepheid tương ứng với sự phân bố khí trong đĩa Ngân hà. Đây là thông tin thiết thực để hiểu thêm về quá trình hình thành thiên hà của chúng ta” - GS Richard de Grijs ở ĐH Macquarie (Australia) cho biết.“Việc so sánh kết quả quan sát với các nghiên cứu đối với hàng chục thiên hà khác chỉ ra sự cong vênh tương tự. Như vậy, nguyên nhân của rối nhiễu có thể là tác động từ trung tâm đĩa Ngân hà” - Tiến sĩ Liu Chao ở Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nói.