Trường đại học tha thiết mong sớm được tự chủ

Tái cấu trúc bộ máy nhà trườngSau khi tham gia Aus4Skills, chúng tôi bắt tay vào làm, toàn bộ cán bộ trong trường kêu: Thầy ơi mệt quá! Đúng thật là công việc suốt ngày suốt đêm. Nhưng trong quá trình làm cũng là quá trình truyền thông thay đổi nhận thức, thấy rằng chúng ta cần phải thay đổi, cùng chung tiếng nói để tháo gỡ những rào cản.PGS.TS Trần Văn ĐiềnPGS.TS Trần Văn Điền – Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên chia sẻ: “Gần đây, trên cơ sở các kiến thức học được qua khóa học nâng cao kỹ năng quản trị và lập kế hoạch chiến lược cùng các trải nghiệm từ các trường đại học Australia – những trường đại học có thời gian tự chủ rất lâu, rất kinh nghiệm, chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch toàn diện để sẵn sàng chuyển dần sang cơ chế tự chủ”.Được biết, những công việc đã được triển khai ngay gồm rà soát lại toàn bộ kế hoạch chiến lược của nhà trường với tinh thần kế thừa, phát huy và học hỏi các trường ĐH tiên tiến không chỉ ở Úc mà còn ở Hoa Kỳ và các trường Đông Nam Á; rà soát và xây dựng đề án tái cấu trúc bộ máy nhà trường để làm việc hiệu quả nhất, xây dựng vị trí việc làm gắn với chỉ số đánh giá công việc được giao...Đề án này đang được trình lên lãnh đạo để duyệt trong tháng 8/2018. Lãnh đạo Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên chủ trương sẽ tạo điều kiện tối đa cho cán bộ có cơ hội và điều kiện làm việc hiệu quả hơn, người lao động được hưởng xứng đáng với mức đóng góp, không để hiện trạng việc làm và đánh giá chung chung.“Khi sắp xếp lại, chắc chắn sẽ có một lực lượng cán bộ dôi dư. Chúng tôi sẽ phải nghĩ ra các công việc mới khác với chức năng nhiệm vụ mới mà nhà trường đang tính trong giai đoạn sắp tới, như tập trung vào chuyển giao công nghệ, tạo ra sản phẩm có sở hữu trí tuệ” – Thầy Điền trao đổi.
Trường đại học tha thiết mong sớm được tự chủ
PGS.TS Trần Văn Điền - Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái NguyênCuộc cách mạng toàn diện về chương trình đào tạoĐề án thứ hai nằm trong kế hoạch chiến lược đang được Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên xây dựng ngay trong năm nay là rà soát và thiết kế lại toàn bộ chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận thị trường lao động. Trên thực tế, việc rà soát chương trình đào tạo được nhà trường thực hiện hàng năm nhưng không có thay đổi căn cơ.Đợt này, sau khi tiếp cận các trường bên Úc, lãnh đạo trường lập một nhóm chuyên về xây dựng phát triển chương trình đào tạo theo nhu cầu của xã hội.Với 18 ngành, chương trình đào tạo, tất cả các khoa phải vào cuộc rất vất vả. Ngành nào không có kết nối doanh nghiệp, không có kế nối nhà tuyển dụng thì không đào tạo nữa. “Có thể coi đây là một cuộc cách mạng toàn diện của nhà trường” – PGS.TS Trần Văn Điền nhận định.Giảng dạy trong một trường đại học không chỉ đáp ứng nhu cầu lao động mà phải đảm bảo kiến thức theo chuẩn quốc tế, chính vì vậy, sau khóa học của Aus4Skills, thầy Điền cùng các đồng nghiệp đang xây dựng một hệ thống khảo thí đánh giá theo tiêu chuẩn khu vực Đông Nam Á. Năm nay, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đăng ký 3 chương trình đánh giá Đông Nam Á. Năm 2019 đăng ký thêm 3 chương trình nữa. Hy vọng từ nay đến năm 2030 sẽ đăng ký theo chuẩn quốc tế toàn bộ chương trình của nhà trường.Để hỗ trợ cho hệ thống khảo thí, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đang vận hành 3 chương trình tiên tiến, nhập chương trình về trọn gói, mời giáo viên sang giảng dạy, các giảng viên tiếp cận bải giảng, chia sẻ học liệu của trường bạn với nhà trường trong quá trình đào tạo, để sản phẩm sinh viên “đầu ra” có chất lượng cao. Lãnh đạo nhà trường lên kế hoạch kiểm định những chương trình tiên tiến trước để lấy chuẩn quốc tế, sau đó kiểm định tiếp các chương trình thường.Một điều rất thú vị mà PGS.TS Trần Văn Điền gọi là “kỹ thuật”, đó là để chương trình vận hành tốt, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên vừa kiểm định, vừa đặt ra yêu cầu tất cả các lớp học này đều phải có 10 – 15 sinh viên quốc tế học. Yêu cầu này giúp nâng chuẩn giáo viên, phải giảng dạy tiếng Anh chuẩn. Hiện các lớp học này thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế đến học tập.
PGS.TS Trần Văn Điền nhận chứng chỉ sau khóa học từ chuyên gia Trường ĐH Sunshine Coast (Australia)Khóa học truyền cảm hứngVừa trở về sau khóa học của Aus4Skills, PGS.TS Trần Văn Điền rất hào hứng với những chia sẻ của chuyên gia quốc tế vấn đề về tự chủ ĐH, quản trị ĐH, vai trò của Hội đồng trường. Trước đây, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên cũng có một vài người được sang Úc, có những trao đổi với chuyên gia. Nhưng với khóa học này thì toàn bộ lãnh đạo của nhà trường, trưởng phòng, trưởng khoa đều đi học, được cung cấp kiến thức một cách toàn diện, tạo ra một nhận thức đồng đều về cách thức quản trị tiên tiến một trường ĐH.Bên cạnh đó, trong quá trình học có nhiều kiến thức kỹ năng bổ trợ để các học viên như thầy Điền thấy với thực tế ở Việt Nam thì cần đổi những gì, cái gì chưa đổi được thì cần có sự điều chỉnh. Các chuyên gia chia sẻ những kỹ thuật, phân tích các vấn đề để đặt đúng tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.Lãnh đạo các trường ĐH sau khóa học đã thiết lập liên kết với các trường ĐH Úc. Như thầy Điền, khi học tập ở Úc, thầy tranh thủ lúc học xong là đi đàm phán với các lãnh đạo, kết nối và ký các thỏa thuận hợp tác, nhập khẩu chương trình, trao đổi giáo viên, được các trường chia sẻ thư viện miễn phí…Còn các học viên thì thông qua khóa học, hình thành một mạng lưới kết nối để chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, chung một tiếng nói của các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc.“Chúng tôi sẵn sàng để tự chủ rồi. Giờ chỉ mong Luật Giáo dục ĐH sửa đổi sớm được phê duyệt, sau đó dưới Luật là các Nghị định hướng dẫn, tạo điều kiện cho các trường làm tốt hơn. Lúc đó các trường ĐH sẽ tiến rất nhanh!” - PGS.TS Trần Văn Điền tự tin bày tỏ.PV